Lịch sử khám phá Văn_hóa_Hòa_Bình

Năm 1923, bà Madeleine Colani cùng những người hướng dẫn địa phương khám phá ra một số lượng rất lớn di cốt người và dụng cụ bằng đá, trong một hang đá vôi thuộc tỉnh Hòa Bình. Trong mấy năm liền sau đó, bà liên tục khám phá thêm mười hai hang động trong vùng Hòa Bình, khai quật được một số lượng di vật hiếm thấy. Sau khi phân tích chúng và so sánh liên hệ với đồ đá tìm thấy trong vùng núi Bắc Sơn, bà đề nghị xem toàn thể những di vật đặc biệt bằng đá cuội, với đặc điểm là chỉ được đẽo ở lưỡi hay rìa, là của cùng một nền văn hóa, Văn hóa Hòa Bình hay Hoabinhien.[4]

Thời gian kể từ khi phát hiện các dụng cụ bằng đá và bằng xương tại di chỉ thuộc tỉnh Hòa Bình, các nhà khảo cổ còn phát hiện ở rất nhiều địa điểm khắp các quốc gia trong vùng như Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia, Malaysia, Sumatra... cũng có những di tích có các công cụ cùng một ký thuật chế tác. Người ta còn tìm thấy các dụng cụ bằng đá cùng một văn hóa sinh sống ở những nơi xa hơn như Nhật Bản, Đài Loan, Australia... Tại hội nghị "60 năm sau Hoabinhian" tổ chức tại Hà Nội, các nhà khảo cổ học thống nhất quan điểm về thuật ngữ Văn hóa Hòa Bình được xem như một khái niệm để chỉ một nền văn hóa có cùng một kỹ thuật chế tác mà không xem như là nguồn gốc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Văn_hóa_Hòa_Bình http://farm3.static.flickr.com/2413/2389351197_320... http://www.nhanvan.com/magazines/hopluu/64/nguyenq... http://vietsciences.free.fr/biographie/artists/wri... http://www.andaman.org/BOOK/chapter25/text25.htm#h... http://mevietnam.org/NguonGoc/hhnk-hoabinh.html http://baodienbienphu.com.vn/tin-tuc/van-hoa/15727... http://www.thanhhoa.gov.vn/Hienthichitiet.php?ID_T... http://www.vtv.vn/vi-vn/VTV2/thongdiep/2004/8/2249... http://www.vtv.vn/vi-vn/VTV2/thongdiep/2004/8/2322... http://www.vtv.vn/vi-vn/VTV2/thongdiep/2004/8/2568...